Tin tức sự kiện
Nghiệm thu sáng kiến “Tạo mô hình mẫu hàm nha khoa trong dạy kỹ năng cạo vôi răng trong giảng dạy sinh viên Răng Hàm Mặt”
[ Cập nhật vào ngày (18/02/2021) ]

Nhằm giúp nâng cao khả năng tự học và rèn luyện các kỹ năng cần có của sinh viên Răng hàm mặt năm thứ 4 và năm thứ 5 từ cơ bản đến thuần thục, đáp ứng tốt hơn chuẩn đầu ra của đào tạo bác sỹ răng hàm mặt, nhóm sáng kiến của ThS. Trần Huỳnh Trung, CN. Lâm Tiến Thịnh và CN. Trần Thị Kim Ngọc đã tiến hành tạo ra mẫu hàm nha khoa có thể gắn lên phantom head để ứng dụng trong dạy kỹ năng cạo vôi răng trong giảng dạy sinh viên.


image001.png

Nhằm giúp nâng cao khả năng tự học và rèn luyện các kỹ năng cần có của sinh viên Răng hàm mặt năm thứ 4 và năm thứ 5 từ cơ bản đến thuần thục, đáp ứng tốt hơn chuẩn đầu ra của đào tạo bác sỹ răng hàm mặt, nhóm sáng kiến của ThS. Trần Huỳnh Trung, CN. Lâm Tiến Thịnh và CN. Trần Thị Kim Ngọc đã tiến hành tạo ra mẫu hàm nha khoa có thể gắn lên phantom head để ứng dụng trong dạy kỹ năng cạo vôi răng trong giảng dạy sinh viên.

Mẫu hàm mới được nhóm tác giả tạo ra với chi phí (550.000đ/1 mẫu hàm) rẽ hơn mẫu hàm trên thị trường (khoảng 2.000.000đ/ 1 mẫu hàm) và quan trọng nhất sinh viên có thể thực hành thao tác nhiều lần trên mô hình, giúp kỹ năng cạo vôi răng càng vững chắc trước khi thao tác trên bệnh nhân thật.

                                                       image003.jpg

Hình: Mẫu hàm hoàn tất sau khi gắn dính lên phantom head

Bên cạnh việc mang lại lợi ích về kinh tế và nâng cao kỹ năng cạo vôi răng cho sinh viên, sáng kiến còn có thể mở rộng cho các học phần khác như nhổ răng, trám chữa răng và phục hình răng. Hơn nữa các mẫu hàm mới được tạo ra có thể giúp tái sử dụng các phantom head đã cũ thay vì phải bỏ đi ở tại Khoa. Việc tháo ra hay lắp vào mẫu hàm vào phantom head được thực hiện rất nhanh chóng và đơn giản vì dính qua nam châm; với mẫu hàm này sinh viên chủ động thực hiện; khi hỏng có thể tự khắc phục; có thể thay răng nhựa bằng răng thật sau khi nhổ, xử lý vô trùng, do vậy, việc giảng dạy có thể di chuyển đến các cơ sở khác ngoài trường, giảng dạy tại các tuyến tỉnh, các cơ sở liên kết thực hành. Dựa vào mẫu hàm gắn dính này, các răng và mô nướu giả tạo sẽ được cải tiến nâng cấp thêm sao chép cho gần giống với bệnh nhân thật.

Với tính sáng tạo, hiệu quả, bền vững và tiết kiệm, sáng kiến đã được Trường công nhận vào ngày 5/2/2020 và được khen thưởng cũng như chuyển giao áp dụng tại Khoa Răng hàm mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.




Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế



Các ý kiến của bạn đọc