Phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới “Vì một việt nam vững vàng và khỏe mạnh”
Tại
buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương kêu gọi các Bộ, Ban ngành, đoàn thể,
các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người dân hãy cùng nhau hành động, nâng cao trách
nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp
phòng dịch: Khẩu trang, Khử khuẩn, Vắc xin, Thuốc, Điều trị, Công nghệ và các
biện pháp theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại
trung ương và địa phương. Đồng thời, Bộ Y tế kêu gọi người dân trên khắp miền
tổ quốc cùng đoàn kết, chung sức nâng cao ý thức phòng bệnh, thay đổi hành vi
có lợi cho sức khỏe của cá nhân, gia đình và toàn thể xã hội.
Thực
hiện Công điện số 755/CĐ-TTg ngày 25/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy
mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành
Kế hoạch số 1176/KH-BYT ngày 07/9/2022 gửi đến các đơn vị trong và ngoài ngành
y tế triển khai Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình
hình mới với chủ đề “Vì một Việt Nam
vững vàng và khỏe mạnh”.
Chiến
dịch diễn ra từ ngày 12/9/2022 đến ngày 31/10/2022, với nhiều hoạt động truyền
thông tại trung ương và địa phương. Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Quỹ
Unilever Việt Nam, Tập đoàn Meta (Facebook), Zalo Việt Nam, Lotus Việt Nam và
các đối tác, đơn vị để triển khai nhiều nội dung hoạt động truyền thông phong
phú và hiện đại trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến (Facebook, Zalo, Tiktok,
Youtube, Lotus...) hướng đến tất cả các nhóm đối tượng trong cộng đồng xã hội.
Chiến
dịch có sự tham gia của đông đảo người nổi tiếng như nhạc sỹ Bùi Công Nam, Hoa
hậu Thể thao Việt Nam năm 2022 Đoàn Thu Thủy, Mister Việt Nam 2019 Trần Mạnh
Kiên, Nhà văn - Nhà báo Hoàng Anh Tú, Hoa hậu và các Á hậu Hoàn vũ Việt Nam
2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu, Lê Thảo Nhi, Huỳnh Phạm Thủy Tiên, Á vương Mister
Global 2022, các Mister Vietnam, Mister International, cầu thủ bóng đá Hoàng
Đức, các diễn viên, Hot tiktoker và nhiều chuyên gia, KOLs trong các lĩnh vực y
tế, văn hóa, giáo dục,…
Bộ
Y tế mong muốn thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 cùng với các biện pháp hữu
hiệu: Khẩu trang, Khử khuẩn, Vắc xin, Thuốc, Điều trị, Công nghệ, Ý thức người
dân và các biện pháp khác sẽ được cộng đồng đón nhận và lan tỏa trên toàn quốc.
Các hoạt động lan tỏa Chiến dịch bao gồm:
1.
Thay
Ảnh đại diện (Avatar) trên Facebook theo link: www.facebook.com/profilepicframes/?selected_overlay_id=381906017456482 và Link thay Avatar trên Zalo: https://zalo.me/s/1775532238951170234/.
2.
Truyền
thông các sản phẩm truyền thông (Infographic, videoSpot, audioSpot, ảnh, tọa đàm...).
3.
Chụp
ảnh cá nhân thực hiện các biện pháp chống dịch COVID-19, đăng trên các nền tảng
mạng xã hội và gắn kèm với các hashtag: #BoYte,
#VimotVietNamvungvangvakhoemanh, #AntiCOVID19.
4.
Sản
xuất và đăng tải chuỗi tin, bài, phóng sự, chương trình giao lưu trực tuyến,
tọa đàm truyền hình về cập nhật tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo, hướng dẫn
người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, có lợi cho sức
khỏe và lan tỏa trên tất cả hệ thống truyền thông y tế, các kênh mạng xã hội
phổ biến (Facebook, Youtube, Lotus), kenh14, Soha, Afamily, CafeF, GenK, Sport5, Suckhoevadoisong...
5.
Hưởng
ứng cuộc thi nhảy vũ điệu “Việt Nam vững
vàng và khỏe mạnh” trên nền tảng TikTok với nhiều phần quà hấp dẫn kèm hashtag: #BoYte, #AntiCOVID19, #Vudieu2K+
6.
Và
nhiều các hoạt động lan tỏa khác.
Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo thực hiện Thông
điệp 2K+ vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện
pháp khác là thông điệp thay thế Thông điệp 5K trước đây nhằm thực hiện giải
pháp phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.
Thông điệp 5K được Bộ Y
tế được đưa ra từ
giai đoạn đầu đại dịch COVID-19 bùng phát, với các biện pháp phòng, chống dịch
(Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế). Thông điệp
5K là một trong những giải
pháp truyền thông hữu
hiệu giúp tình hình dịch COVID-19 nhanh chóng được kiểm soát. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao
của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, toàn hệ thống chính trị và người dân đã
đoàn kết, chung lòng khống chế thành công đại dịch COVID-19, đưa đất nước bước
vào giai đoạn mới “thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Hiện nay, dịch COVID-19 được dự báo vẫn diễn
biến phức tạp, khó lường với sự xuất hiện của những biến
chủng mới. Tổ chức Y tế Thế
giới tiếp tục khẳng định đến thời điểm hiện tại, chiến lược tiêm vắc xin phòng
COVID-19 vẫn hết sức quan trọng trong bối cảnh các biến thể lây lan nhanh hơn,
gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch. Trong nước, mặc dù tình hình
dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, nhưng thời
gian gần đây, cả nước vẫn ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Nhiều
địa phương đã ghi nhận các ca bệnh mắc các
biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc. Các biến thể phụ mới xuất hiện được cơ quan
chức năng theo dõi, đánh giá và phối hợp với các tổ chức quốc tế kiểm soát hiệu
quả, thường xuyên đánh giá nguy cơ.
Để triển khai các giải pháp phục hồi
phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta đang nới lỏng những biện pháp chống dịch
phù hợp với tình hình dịch bệnh. Nhờ việc thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin lớn
nhất trong lịch sử, đến ngày 04/9/2022 toàn quốc đã tiêm được hơn 258 triệu
liều vắc xin phòng COVID-19. Việt Nam là một trong số những quốc gia có số liều
vắc xin được sử dụng và tỷ lệ tiêm chủng cao trên thế giới, góp phần hiệu quả
trong việc hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng, giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và
tử vong do COVID-19.
Tong bối cảnh đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng,
chống dịch COVID-19 đã đưa ra thông điệp mới phòng, chống dịch COVID-19 là 2K
(Khẩu trang, Khử khuẩn) + Vắc xin + Thuốc+ Điều trị + Công nghệ + Ý thức
người dân và các biện pháp phù hợp khác, cùng với 3 trụ cột (xét nghiệm, cách
ly, điều trị).
Ngày
06/9/2022, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2447/QĐ-BYT Hướng dẫn mới về đeo
khẩu trang phòng, chống dịch tại nơi công cộng với phạm vi, đối tượng bắt buộc
đeo khẩu trang ở nơi công cộng được điều chỉnh thích hợp.
TS.
Shane Fairlie, Chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhận định: Dịch
COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023, có thể xuất hiện các
biến chủng virus
mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường. Do đó, tại Việt
Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong
tình hình mới. Trong đó, tiêm bao phủ vắc xin và thực hiện các biện pháp phòng
bệnh cá nhân vẫn là những giải pháp quan trọng và cần thiết.
Phát
động Chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”, Bộ Y tế
mong muốn người dân nâng cao ý thức thực hiện các hành vi cá nhân có lợi cho
sức khỏe thông qua việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 trong tình hình mới nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát tốt
dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường vai trò và trách nhiệm của các Ban, ngành các
cấp, đoàn thể và địa phương trong việc huy động sự đồng thuận của người dân
thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.
QUÉT MÃ QR CODE
để truy cập các tài liệu truyền
thông, nội dung các hoạt động Chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững
vàng và khỏe mạnh”

Link tải tài liệu chương trình:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=fchaLu
Ảnh sự kiện sẽ được update liên tục tại link:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=ec6xeF
Mọi thông tin liên hệ:
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế. Số điện
thoại: 024.62827979. Email: phuongthao.moh@gmail.com
THÔNG ĐIỆP 2K (KHẨU TRANG, KHỬ
KHUẨN)
+ VẮC XIN + THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG
NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHÁC
- KHẨU
TRANG:
Khuyến
khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Bắt
buộc
đeo khẩu trang đối với:
Người có
biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19;
Các đối
tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố
cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày
27/01/2022 Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số
128/NQ-CP ngày 11/10/2021;
Và áp dụng
cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày
06/9/2022 của Bộ Y tế.
(Hướng dẫn chi tiết theo Quyết định số
2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế)
- KHỬ KHUẨN: thường xuyên rửa tay bằng xà
phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ;
vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.
(Hướng dẫn chi tiết theo Khuyến cáo của
cơ quan y tế)
- VẮC XIN: thực hiện tiêm phòng COVID-19
đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện
pháp về THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN và các biện pháp khác:
+
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
+
Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu
hiệu bất thường sau mắc COVID-19.
+
Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm
soát tốt tình hình dịch bệnh.
+
Ý thức người dân: chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán
tuyên truyền thông tin xấu – độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt
động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
+
Các biện pháp khác: theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền
tại trung ương và địa phương.
---
Hướng dẫn chi
tiết 2K (KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN)
HƯỚNG DẪN ĐEO KHẨU TRANG
PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TRONG TÌNH
HÌNH MỚI
(Theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày
06/9/2022 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch
COVID-19 tại nơi công cộng)
HƯỚNG DẪN KHỬ KHUẨN
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1.
Đối với nơi ở, nơi làm việc, trường học, nơi lưu trú (hộ gia đình, khu chung
cư, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, ký túc xá):
a)
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường khi không có người mắc hoặc nghi mắc COVID-19.
b)
Khi có người có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 (đau họng, sốt, ho, khó thở),
hoặc được xác định mắc COVID-19; hoặc nơi ở, nơi lưu trú được sử dụng để cách
ly người mắc COVID-19:
-
Thực hiện vệ sinh khử khuẩn hàng ngày các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc
(như sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang
máy (nếu có), vòi nước, nút xả bồn cầu, mặt bàn ghế, khung giường, tủ quần áo,
bàn phím,...).
-
Biện pháp thực hiện: Dùng khăn lau thấm các chất tẩy rửa thông thường hoặc các
dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc cồn 70% lau các bề mặt cần
lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống
dưới. Nếu sàn nhà hoặc bề mặt vật dụng bẩn, cần làm sạch sàn nhà, bề mặt bằng
xà phòng và nước trước khi khử khuẩn. Sử dụng khẩu trang, găng tay cao su, kính
bảo vệ mắt khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn.
2.
Các nơi công cộng như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng,...:
a)
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường hàng ngày, lau các bề mặt thường xuyên tiếp
xúc bằng các chế phẩm tẩy rửa đa năng.
b)
Thực hiện vệ sinh khử khuẩn các bề mặt thường xuyên tiếp xúc trong trường hợp
có người (nhân viên, khách hàng) được xác định mắc COVID-19. Biện pháp thực
hiện như hướng dẫn đối với nơi ở, nơi làm việc./.
.