Bệnh viện dã chiến
Nhật ký bệnh viện dã chiến số 1
[ Cập nhật vào ngày (14/08/2021) ]

Trong những ngày nắng oi bức của mùa hè. Đang làm dấy lên cái không khí căng thẳng, trên ánh mắt của các nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 1. Với tôi, đây là thời gian đầy kỷ niệm. Vui có, buồn có, trong thời gian cùng đồng đội chiến đấu ở mặt trận Covid-19.


Bắt đầu tua trực là những chuyến xe cứu thương chở những người bệnh F0 đến nhập viện. Mặc dù chúng tôi đã biết trước được các danh sách người bệnh chuyển đến, thế nhưng vẫn có những trường hợp người bệnh F0, được chuyển đến đột ngột không biết được thông tin trước. Chính vì điều này, làm cho không khí ngày một áp lực hơn.  Dù là bệnh viện chỉ nhận những người bệnh F0 >18 thuộc tầng 1, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ chúng tôi vẫn bắt buộc phải thu dung. Bước ra từ xe cứu thương, những người bệnh đến có nhiều đối tượng: những bạn thanh niên, những gia đình có các bé nhỏ theo cùng, hay những cụ lớn tuổi. Người bệnh nhanh chóng được sắp xếp vào các hàng ghế đã có sẵn. Các bạn trong tua trực khẩn trương đo các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh, để phân loại những đối tượng thuộc tầng 1. Còn đối với những trường hợp, được phân loại tầng cao hơn, sẽ được chuyển đến những nơi thu dung người bệnh ở tầng cao hơn. Sau khi được sinh hoạt các quy định trong thời gian điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1. Người bệnh nhận phòng và trở về phòng bệnh ổn định.

 image001.jpg

Kíp trực chuẩn bị nhận người bệnh mới

Các ngày sau đó người bệnh có biểu hiện bất thường, điều được báo qua tin nhắn zalo. Thông cảm với sự mệt mõi và thiếu thốn của người bệnh vì có thể họ đã đến đây một cách vội vã, chưa kịp chuẩn bị hành trang. Chính vì vậy, tua trực lúc nào cũng có một bạn trực máy tính để xử lý tin nhắn các phòng bệnh gửi đến, kịp thời cập nhật tình hình sức khỏe của người bệnh và kịp thời đáp ứng các nhu yếu phẩm từ những thứ nhỏ nhất gửi đến người bệnh. Mặc dù là cơ sở dã chiến, nhưng Bệnh viện lúc nào cũng đảm bảo cung cấp các suất ăn ba bữa/ ngày. Ngoài ra, buổi tối có thể cung cấp thêm mì ly, sữa trong trường hợp người bệnh có nhu cầu.

image003.jpg 

Kíp trực chụp hình lưu niệm cùng người bệnh ra viện

Trong cuộc đời con người ai cũng phải trải qua những cay đắng ngọt bùi, những gian khổ vất vả. Nhưng chính những điều tưởng như vô cùng gian khó đó chính là bước đệm để cho chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp. Theo thời gian, những công sức mà đội ngũ nhân viên hỗ trợ người bệnh, đã được đền đáp, bằng những phần quà người bệnh gửi từ thân nhân mang vào, hay những hình ảnh mà người bệnh kịp ghi lại các khoảnh khắc nhân viên y tế mệt nhọc dưới hành lang nhận bệnh. Và không còn gì hạnh phúc hơn là những lời cảm thông, lời chúc của người bệnh sau khi ra viện.

Chính những điều này, đã làm cho những khó khăn trong công việc của chúng tôi phần nào cũng được chia sẻ và vơi đi.

Bs NGUYỄN DUY KHUÊ

NGÀY 13/8/2021, BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN SỐ 1





.



Các ý kiến của bạn đọc





Tiện ích