02
ngày trôi qua thật nhanh, tôi được xét nghiệm lần 2 và tôi cũng không ngờ, mình
lại trở thành nạn nhân của dịch Covid-19. Tâm trạng lo lắng vì giờ trong phòng
tôi chỉ còn lại một mình. Thế rồi còi xe hú lên, tôi được đưa đến Bệnh viện dã
chiến số 1 cùng vài người trong khu cách ly. Đến đây chắc các bạn nghĩ tinh thần
tôi sẽ thật tệ lắm, vì về đến Cần Thơ mà vẫn chưa gặp được người thân nào, toàn
những người xa lạ. Tôi ngồi khu tiếp nhận bệnh, nhìn các bác sĩ, nhân viên y tế
luôn bận tay không nghỉ, những cuộc điện thoại tới tấp, nhiều F0 như tôi cũng
ngồi chờ để chuyển lên khu cách ly nghỉ ngơi. Và các bạn ạ, trong hoạn nạn, nhất là những ngày vào
điều trị trong bệnh viện, tôi đã được các "chiến sĩ áo trắng" tận
tình chữa trị không khác gì người thân của mình. Chính sự quan tâm, giúp đỡ của
các y, bác sĩ đã giúp những bệnh nhân Covid-19 như tôi chiến thắng bệnh tật.

Hình
ảnh Bệnh viện dã chiến số 1, TP Cần Thơ
Thời
điểm nhập viện, tôi đã có triệu chứng sốt nhẹ. Mấy đêm đầu ở bệnh viện tôi
không thể chợp mắt được. Mỗi ngày qua đi tôi đều cầu mong không có ai lây nhiễm
từ mình.
Ngày 25
tháng 8, sau hơn 3 ngày nhập viện, triệu chứng người bị nhiễm Covid-19 trong
tôi không nhiều, sốt không còn nữa. Tôi cũng không phải đối mặt với những cơn
sốt cao nữa, bớt ho nhiều hơn, thở cũng dễ dàng hơn.
Tuy
không có người thân nhưng được sự chăm sóc tận tình của các y bác sỹ và các bạn sinh viên tình
nguyện Trường Đại học Y dược Cần Thơ nơi đây đã giúp cho tâm lý của tôi
bớt sợ hơn, những “người xa lạ” nay thành ra rất thân thuộc, trong những lúc
khó khăn, bi đát nhất, tôi luôn nhận được sự động viên, quan tâm của các y, bác
sĩ và lực lượng nhân viên phục vụ. Hằng ngày, các y, bác sĩ thường xuyên đến
tận phòng đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn tôi uống thuốc điều độ.
Còn các em sinh viên tình nguyện làm nhiệm vụ phục vụ thì thường xuyên hỏi tôi
và nói: “Chị cố gắng ăn thật nhiều và uồng thật nhiều nước để có sức đề kháng
chị nhé”.
Những
lúc khó khăn, đón nhận tình cảm của những người xa lạ, lần đầu gặp mặt khiến
tôi xúc động vô cùng. Với sự quan tâm chữa trị và chăm sóc của các y, bác sĩ
cùng các nhân viên phục vụ, sau 14 ngày điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1, tôi
xét nghiệm âm tính lần 1, rồi âm tính lần 2, tôi vui mừng khôn xiết.
Nhớ
lại những ngày đầu vào viện, đến bây giờ tôi vẫn còn lo sợ. Mắc bệnh Covid-19,
không có người thân đi cùng chăm sóc nên tôi lo lắng lắm. Thời điểm này, chỉ có
bệnh nhân, bác sĩ và y tá cùng lực lượng phục vụ. Bác sĩ không chỉ chữa bệnh mà
lúc này trở thành người thân của tôi. Hình ảnh các y, bác sĩ với bộ đồ kín mít
chỉ nhìn thấy đôi mắt nhưng họ chăm sóc bệnh nhân rất chu đáo; họ dành cho tôi
những tình cảm đặc biệt không khác gì người thân ruột thịt và sẽ không bao giờ
tôi quên. Họ động viên, thậm chí nói chuyện hài hước giúp bệnh nhân giải tỏa
tâm lý, áp lực. Nhờ có sự động viên của đội ngũ bác sĩ nên tôi thoải mái và suy
nghĩ tích cực hơn. Chứng kiến các bác sĩ làm việc quá công suất, nhiều khi mệt
mỏi họ nằm soài trên nền nhà khiến những bệnh nhân như chúng tôi không cầm nổi
nước mắt. Vậy nhưng, mỗi khi bệnh nhân có biến động, họ cố giấu đi sự mệt mỏi
để chăm sóc tận tình...
Ngày 12
tháng 9, sau 21 ngày điều trị tôi đã hoàn toàn khỏi bệnh. Trước lúc ra về,
những lời động viên tôi về nhà nhớ cố gắng ăn uống thật nhiều, giữ gìn sức khỏe
và tuân thủ phòng chống dịch tại cộng đồng … của các y, bác sĩ làm hai hàng
nước mắt tôi rưng rưng. Bước lên xe, quay lại nhìn hình ảnh các y, bác sĩ trong
những bộ bảo hộ vẫy tay tiễn chúng tôi cùng ánh mắt rạng ngời, lời chúc bình an
tôi cảm giác rất chân tình, ấm áp.

Các
y bác sĩ chụp ảnh lưu niệm cùng các bệnh nhân khi xuất viện tại Bệnh viện dã
chiến số 1, TP Cần Thơ
Có lẽ
cả cuộc đời này, tôi không bao giờ quên được tình cảm, sự quan tâm của các y,
bác sĩ và các nhân viên phục vụ tại Bệnh viện dã chiến số 1 Cần Thơ dành cho
tôi. Cảm ơn các y, bác sĩ, sinh viên tình nguyện những “người xa lạ” lần đầu
gặp mặt đã dành cho tôi và các bệnh nhân nhiễm Covid-19 tình cảm và sự quan tâm
đặc biệt.