Tin tức
Tự chủ đại học: Ai là người trình chủ trương đầu tư với bộ chủ quản?
[ Cập nhật vào ngày (11/05/2023) ]

Chiều ngày 11/05, Câu lạc bộ Chủ tịch Hội đồng trường, thuộc Hiệp hội Các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tổ chức tọa đàm: “Điều hành của Hội đồng trường trong cơ sở giáo dục đại học, thực tiễn và kinh nghiệm”.


Chương trình được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Tự chủ đại học: Ai là người trình chủ trương đầu tư với bộ chủ quản? ảnh 1
Quang cảnh toạ đàm

Tham dự tọa đàm có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Về phía Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam có ông Phạm Ngọc Lan – Trưởng Ban Hỗ trợ Câu lạc bộ khối trường;

Về phía Câu lạc bộ Chủ tịch Hội đồng trường có Giáo sư, Tiến sĩ Trần Diệp Tuấn - Chủ nhiệm Câu lạc bộ; cùng các thầy cô trong ban chủ nhiệm và thành viên Câu lạc bộ cùng các thầy cô thuộc ban lãnh đạo các nhà trường.

Về phía Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương – Chủ tịch Hội đồng trường; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên – Hiệu trưởng nhà trường; Tiến sĩ Nguyễn Thành Tấn - Phó Hiệu trưởng nhà trường.

Về phía đại biểu khách mời có Tiến sĩ Nguyễn Thế Hiển - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế; Tiến sĩ Trần Thị Thu Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính.

Tự chủ đại học: Ai là người trình chủ trương đầu tư với bộ chủ quản? ảnh 2

Giáo sư Trần Diệp Tuấn - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chủ tịch Hội đồng trường trao tặng hoa cho Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và Phó Giáo sư Nguyễn Minh Phương.

Điều hành tọa đàm có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn; Giáo sư, Tiến sĩ Trần Diệp Tuấn - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Khiêm - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Hàng hải Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Ngọc Lan – Trưởng Ban Hỗ trợ Câu lạc bộ khối trường, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã công bố Quyết định của Hiệp hội về việc công nhận các ủy viên mới thuộc Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chủ tịch Hội đồng trường.

Tự chủ đại học: Ai là người trình chủ trương đầu tư với bộ chủ quản? ảnh 3

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam trao Quyết định của Hiệp hội về việc công nhận các ủy viên mới thuộc Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chủ tịch Hội đồng trường.

Theo đó, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chủ tịch Hội đồng trường có thay đổi như sau:

Các thành viên thôi tham gia Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ gồm: Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đông Phong - Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Chương - Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Công nhận các thành viên tham gia Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Dược Cần Thơ - Ủy viên; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tiến - Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Y Dược Thái Bình - Ủy viên; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Thủy Tiên - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Tài chính Marketing - Ủy viên; Tiến sĩ Bùi Hữu Toàn - Chủ tịch Hội đồng, Học viện Ngân hàng - Ủy viên.

Phát biểu chào mừng tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương bày tỏ niềm vui và phấn khởi khi được đón tiếp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; lãnh đạo các trường đại học trên cả nước về tham dự buổi tọa đàm tại Trường Đại học Cần Thơ.

Tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết còn khó khăn

Tại buổi tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã có tham luận về vấn đề: Công tác điều hành hoạt động của Hội đồng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ khi thực hiện tự chủ đến nay.

Cô Minh Phương cho biết: Từ tháng 4/2017, trường tập trung xây dựng mới các văn bản và sửa đổi các qui định cho phù hợp với quyết định 455 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó phải thông qua toàn thể cán bộ viên chức, một số các quy chế: Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tổ chức cán bộ,....

Từ năm 2020 đến nay, trường thực hiện tự chủ theo Luật 34/2018.

Tự chủ đại học: Ai là người trình chủ trương đầu tư với bộ chủ quản? ảnh 4

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Dược Cần Thơ chia sẻ tại Tọa đàm.

Về công tác tổ chức nhân sự, từ khi tự chủ đến nay, trường xác định mục đích công tác nhân sự là đúng và đủ nhân lực để đảm bảo công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh và làm cơ sở để tuyển dụng, sắp xếp nhân lực thực hiện nhiệm vụ đào tạo.

Trường cũng hoàn thiện phương thức chi trả lương và thu nhập tăng thêm.

Trường đã Quyết định thành lập các đơn vị thuộc và trực thuộc: các đơn vị này phải có tên trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường, có đề án trình Hội đồng trường ra Nghị quyết, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập.

Trường đã tự chi trả lương từ tháng 01/2017, dù có Quyết định tự chủ từ tháng 4/2017.

Trường xây dựng lộ trình đã thực hiện: từ năm 2018-2019, đã thí điểm đánh giá phân loại cán bộ theo quý, từ đó có cơ sở trả thu nhập tăng thêm quý sau (1,26 lần lương); Năm 2019 – 2020, trường xây dựng KPIs cho tập thể cá nhân, làm cơ sở trả thu nhập tăng thêm theo 3P (1,6 lần lương); từ năm 2021, thu nhập tăng thêm gấp 1,9 so với lương.

Về đầu tư mua sắm tài sản cố định và đầu tư xây dựng mới, Hội đồng trường ban hành Nghị quyết số 371/NQ-HĐT-ĐHYDCT ngày 27 tháng 01 năm 2021 về Quy chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Nhà trường xây dựng các quy định, trong đó, đối với phê duyệt chủ trương mua sắm, nhà trường được phép phê duyệt các dự án nhóm B, những dự án có giá trị đầu tư dưới 800 tỷ. Hội đồng trường phê duyệt chủ trương đầu tư, xây dựng, mua sắm ở mức phân cấp từ 15 tỷ đến dưới 800 tỷ.

Còn hiệu trưởng quyết nghị phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định theo phân cấp và các quy định hiện hành, mức dưới 15 tỷ đồng; Hiệu trưởng triển khai các hoạt động mua sắm thường xuyên theo kế hoạch tài chính đã được hội đồng trường phê duyệt;

Hiệu trưởng thực hiện tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp; Triển khai thương thảo hợp đồng và ký kết hợp đồng; Theo dõi, quản lý các hợp đồng và thanh lý hợp đồng theo quy định hiện hành.

Về nội dung hoạt động Hội đồng trường các kỳ họp, trước kỳ họp, các dự thảo báo cáo, đề án, tờ trình của Hiệu trưởng gửi tới thư ký Hội đồng trường ít nhất 07 ngày để Hội đồng xem xét và gửi cho các thành viên Hội đồng nghiên cứu cho ý kiến; các Ban liên quan thẩm tra các báo cáo và giám sát các nội dung theo Nghị quyết Hội đồng trường, chậm nhất 05 ngày trước ngày họp, Chủ tịch Hội đồng trường có trách nhiệm xin ý kiến Đảng ủy trường về các vấn đề lớn và quan trọng theo quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế.

Về sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, theo Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Bộ Y tế đã ban hành một số nghị định hướng dẫn, nhưng tài sản công của Bộ Y tế cũng có khác so với Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về tự chủ của các cơ sở sự nghiệp công lập, theo đó, các trường được tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, thực tế, theo quyết định của Bộ Y tế, việc phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê trên 500 triệu thì Nghị quyết Hội đồng trường đến Hiệu trưởng hoàn chỉnh các thủ tục, rồi trình Bộ Y tế phê duyệt. Do đó, vừa rồi, nhà trường thực hiện các tài sản cho thuê, liên doanh (nhà xe, căng tin,...), nhà trường xây dựng đề án và trình Bộ Y tế, điểm này khác với các trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, các trường tự phê duyệt đề án cho thuê, liên doanh.

Theo Phó Giáo sư Nguyễn Minh Phương, còn những hạn chế hoạt động của Hội đồng trường.

Về công tác tổ chức, nhân sự, về việc thành lập phân hiệu của trường tại Kiên Giang, nhà trường đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang để xin ý kiến thành lập phân hiệu, trường sẽ phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang để xúc tiến triển khai, khi có quyết định giao đất sẽ trình Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hiện chưa thống nhất để điều chỉnh cho phù hợp với Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và Luật Đầu tư công, nên cơ sở giáo dục đại học khó thực thi khi thực hiện các hoạt động về đầu tư.

Nghị định 151/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công (Luật 15/2017/QH14), thì Hội đồng quản lý hay người đứng đầu đơn vị sẽ trình với bộ chủ quản? Quy trình các bước ai là người trình chủ trương đầu tư? Lúc thì chủ tịch Hội đồng trường, lúc hiệu trưởng? Như vậy là chưa thống nhất đối với thủ trưởng đơn vị, hội đồng quản lý? Đối với các đơn vị khối khám chữa bệnh có Hội đồng quản lý nhưng các cơ sở giáo dục, vấn đề này chưa rõ.

Việc này gây khó khăn trong vấn đề đầu tư, đặc biệt là giai đoạn đầu trình thủ tục hồ sơ về đầu tư xây dựng.

Về tài chính, hạn chế là năng lực quản trị đại học của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là cơ chế đảm bảo tính công khai, minh bạch cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình xã hội chưa hiệu quả.

Đầu tư công hiện còn chậm, kéo dài, ngoài ra còn hạn chế trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, kiểm toán độc lập.

Về hoạt động thẩm tra, giám sát, năng lực thành viên của các ban Hội đồng trường cũng giới hạn các lĩnh vực, chưa có nhân lực như hoạt động hiệu quả của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh; dù đã có cơ chế mời chuyên gia chuyên môn, nhưng chưa thực hiện được.

Theo Phó Giáo sư Nguyễn Minh Phương, thời gian tới cần thảo luận để tháo gỡ những hạn chế tồn tại. Ví dụ như việc kéo dài thực hiện nghị quyết, như về tài chính, Trường Đại học Y dược Cần Thơ có một số nghị quyết như: mở ngành đào tạo, nghị quyết về hạng mục đầu tư công còn chậm, vì kéo dài nên phải chuyển nguồn kinh phí sang năm sau.




Nguồn: https://giaoduc.net.vn/tu-chu-dai-hoc-ai-la-nguoi-trinh-chu-truong-dau-tu-voi-bo-chu-quan-post235027.gd



Các ý kiến của bạn đọc





Liên kết

 

 

 

 

 

 

 

tiện ích