Tin tức sự kiện Nghiên cứu khoa học
Hội thảo “Sở hữu trí tuệ trong định hướng nghiên cứu khoa học - Công bố kết quả - Chuyển giao công nghệ - Tranh chấp Pháp lý ”
[ Cập nhật vào ngày (05/09/2023) ]

Ngày 25/8, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Sở hữu tuệ Quốc tế (SIPC) tổ chức thành công hội thảo với chủ đề “Sở hữu trí tuệ trong định hướng nghiên cứu khoa học - Công bố kết quả - Chuyển giao công nghệ - Tranh chấp Pháp lý”.


Tham dự hội thảo có PGs.Ts. Nguyễn Trung Kiên - Hiệu trưởng; PGs.Ts. Nguyễn Văn Lâm - Phó Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường.

Về phía SIPC có Ths. Luật sư Nguyễn Thị Thu Cúc – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Sở hữu trí tuệ Quốc tế; ông Đào Phi Vũ, Tổng Giám Đốc; ông Lưu Văn Minh, Phó Tổng Giám Đốc; PGS. TS Nguyễn Thanh Bình - Trưởng Khoa Y Dược Đại học Thủ Dầu Một (Tỉnh Bình Dương) - Trưởng đơn Vị tế bào - Mô - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

image001.jpg

Ông Đào Phi Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn chuyển giao Sở hữu trí tuệ Quốc tế trao tặng kỷ niệm chương cho PGs.Ts. Nguyễn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Phát biểu khai mạc, PGs.Ts. Nguyễn Văn Lâm - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho biết: Việc xác lập, bảo vệ, khai thác các loại tài sản trí tuệ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học là một trong những vấn đề tạo nên thương hiệu của mỗi trường đại học. Để bảo vệ, khai thác tài sản trí tuệ một cách hiệu quả, đúng quy định cần phải có một chiến lược quản trị và phát triển phù hợp mà trước hết là mỗi thầy, cô giáo, mỗi học viên, sinh viên phải nắm được những nội dung cơ bản về bảo vệ, khai thác tài sải trí tuệ để bảo vệ quyền lợi chính mình, của Nhà trường cũng như các quy định về việc sử dụng, khai thác tài sản trí tuệ của các cá nhân, tổ chức khác.

Ngày hôm nay, được sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, chuyên gia về sở hữu trí tuệ, Nhà trường tổ chức Hội thảo này nhằm tạo một diễn đàn chia sẻ tới các thầy, cô, các bạn học viên, sinh viên những kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ, quyền đối với kết quả sáng tạo, các vấn đề về sở hữu trí tuệ phát sinh từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học,... Đồng thời, chia sẻ về việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ như: đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả,… và các quyền liên quan.

 image001.jpg

PGs.Ts. Nguyễn Văn Lâm tặng hoa cho các Diễn giả và Chủ toạ Đoàn

Trong khuôn khổ buổi Hội thảo, các đại biểu đã nghe diễn giả trình bày các tham luận về: Tổng quan về sở hữu trí tuệ - các vấn đề cần quan tâm và Quy trình đăng ký quyền tác giả, tác phẩm; Quy trình chuyển giao bằng sáng chế – bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật về tranh chấp sở hữu trí tuệ. Bên cạnh những chia sẻ về kiến thức chuyên môn, các chuyên gia, đại biểu tham dự Hội thảo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, phân tích, nhận diện những khó khăn từ kinh nghiệm thực tế liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học.

 image001.jpg

ThS Luật Kinh tế Nguyễn Thành Danh – ThS Luật Kinh tế, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sở hữu trí tuệ TP Hồ Chí Minh, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh Bình Dương, Giảng viên thỉnh giảng Học viện Tư pháp – Bộ Tư pháp trình bày nội dung: Tổng quan về sở hữu trí tuệ - các vấn đề cần quan tâm 

 image001.jpg

ThS Luật sư Nguyễn Thị Thu Cúc - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần tư vấn chuyển giao Sở hữu trí tuệ giới thiệu về Quy trình đăng ký - chuyển giao – bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật về tranh chấp sở hữu trí tuệ

PGs.Ts. Nguyễn Văn Lâm gửi lời cảm ơn tới các đại biểu, giáo sư, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên đã quan tâm dành thời gian đến tham dự buổi hội thảo, đồng thời đánh giá cao các ý kiến đóng góp, các bài tham luận từ các chuyên gia đã cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về xây dựng, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Qua đó, giúp cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên Nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, làm rõ hơn thực trạng của hoạt động quản lý quyền sở hữu trí tuệ, từ đó có thể vận dụng trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học góp phần giúp hoạt động sở hữu trí tuệ tại Nhà trường ngày càng khởi sắc, chuyên nghiệp hơn nữa.

 image001.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Ban tổ chức




Phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ đối ngoại



Các ý kiến của bạn đọc