Tin tức
Sinh hoạt chuyên đề “Tư vấn sức khỏe và tâm lý cho sinh viên năm nhất và năm hai có kết quả khám sức khỏe đầu khóa thuộc diện đặc biệt, năm học 2023-2024”
[ Cập nhật vào ngày (04/04/2024) ]

Ngày 4/4, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Tư vấn sức khỏe và tâm lý cho sinh viên năm nhất và năm hai có kết quả khám sức khỏe đầu khóa thuộc diện đặc biệt, năm học 2023-2024”


image001.jpg

TS. Lê Thị Hoàng Mỹ - Trưởng Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tư vấn các kiến thức cơ bản về bệnh lý Hemoglobin, bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc và các phương pháp điều trị cũng như biện pháp phòng tránh

Tại buổi tư vấn, TS. Lê Thị Hoàng Mỹ - Trưởng Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho biết: Thalassemia hay tan máu bẩm sinh là một bệnh di truyền gen lặn xảy ra do sự khiếm khuyết trong việc tổng hợp huyết sắc tố Hemoglobin. Bình thường huyết sắc tố được tổng hợp bởi hai chuỗi alpha và hai chuỗi beta globin, khiếm khuyết trong gen tổng hợp một trong hai loại chuỗi globin này sẽ gây ra bệnh. Khi không có đủ hemoglobin dẫn đến việc các tế bào hồng cầu của cơ thể không hoạt động bình thường và tồn tại với thời gian ngắn hơn, vì vậy máu trong cơ thể sẽ có ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh hoạt động hơn

Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đến tất cả các tế bào của cơ thể. Oxy được xem là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào để hoạt động. Vì vậy, khi các tế bào không đủ nhiều và khỏe mạnh dẫn tới việc cung cấp oxy cho cơ thể bị thiếu hụt. Nhiều trường hợp biểu hiện bệnh mức độ nặng, trẻ có thể tử vong khi còn trong bụng mẹ hoặc sinh ra với tình trạng thiếu máu nặng cần truyền máu kéo dài với các biến chứng dai dẳng như chậm phát triển, suy tim, xơ gan, …

Tại Việt Nam, bệnh Thalassemia được ghi nhận từ năm 1960, hiện nay có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh, khoảng 20000 người bị Thalassemia thể nặng, ước tính mỗi năm có khoảng 2000 trẻ sinh ra mắc bệnh Thalassemia. Bệnh phân bố khắp cả nước, phổ biến hơn ở các dân tộc ít người, các tỉnh miền núi, cao nguyên: tỷ lệ mang gen bệnh Thalassemia đối với dân tộc Mường là khoảng 22%, các dân tộc Êđê, Tày, Thái,… trên 40%, trong khi tỷ lệ này ở người Kinh khoảng 2 – 4%.

 image001.jpg

Sinh hoạt chuyên đề “Tư vấn sức khỏe và tâm lý cho sinh viên năm nhất và năm hai có kết quả khám sức khỏe đầu khóa thuộc diện đặc biệt, năm học 2023-2024” đã thu hút trên 500 sinh viên khóa 36, 37, 48 và 49

Bên cạnh đó, TS. Lê Thị Hoàng Mỹ cũng đã tư vấn các phương pháp điều trị và biện pháp phòng tránh như ầm soát phát hiện bệnh sớm: Tư vấn tiền hôn nhân, đặc biệt là những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ của bệnh cần được tư vấn, làm các xét nghiệm để được phát hiện bệnh Thalassemia sớm. Nếu cả 2 vợ chồng đều mang một thể bệnh Thalassemia, nên được tư vấn trước khi có ý định mang thai; Sàng lọc trước sinh, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng cùng mang một thể bệnh Thalassemia có thai, nên làm các xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán gen đột biến khi thai được 12 – 18 tuần. Phương pháp được thực hiện có thể là chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để tìm đột biến gen (nếu có),….

Buổi sinh hoạt chuyên đề “Tư vấn sức khỏe và tâm lý cho sinh viên năm nhất và năm hai có kết quả khám sức khỏe đầu khóa thuộc diện đặc biệt, năm học 2023-2024” được tổ chức với mục tiêu nâng cao hiểu biết và cung cấp kiến thức về các yếu tố liên quan đến sức khỏe của bản thân cho sinh viên. Đồng thời, hỗ trợ tư vấn tâm lý giúp sinh viên lạc quan, vui khỏe trong học tập và cuộc sống.

Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt chuyên đề:

image001.jpg

image001.jpg

image001.jpg

image001.jpg





Phòng Công tác sinh viên



Các ý kiến của bạn đọc





Liên kết

 

 

 

 

 

 

 

tiện ích