Sinh hoạt chuyên đề “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tính khách quan và tính tin cậy trong chấm thi OSCE”.

Lượt xem: 327

Ngày 21/05/2021 Trung tâm Giáo dục Y học và Huấn luyện Kỹ năng Y Khoa đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tính khách quan và tính tin cậy trong chấm thi OSCE”.
Thi lâm sàng theo cấu trúc khách quan (OSCE) được áp dụng lần
đầu tiên tại Bắc Mỹ vào năm 1979 và hiện nay được sử dụng rộng rãi tại các trường
Y và hội đồng cấp chứng chỉ hành nghề tại Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, một
số nước Châu Âu và Châu Á. Tại Trung tâm Giáo dục Y học và Huấn luyện Kỹ năng Y
Khoa thuộc Trường đại học Y Dược Cần Thơ đã áp dụng hình thức thi OSCE cho học
phần Tiền lâm sàng từ những ngày đầu mới thành lập, sinh viên khi thi OSCE sẽ lần
lượt qua các trạm đánh giá kỹ năng.

Buổi sinh hoạt chuyên đề với sự góp mặt đông đủ của quý thầy cô cơ hữu của
Trung tâm Giáo dục Y học và Huấn luyện Kỹ năng Y Khoa và hơn 30 quý thầy cô kiêm
giảng đến từ Khoa Y, Khoa Khoa Y tế công cộng, Khoa Điều dưỡng…
Mở đầu buổi sinh hoạt chuyên đề, Thạc sĩ Phạm Thị Mỹ Ngọc – Trưởng Trung
tâm Giáo dục Y học và Huấn luyện Kỹ năng Y Khoa nêu ra sự cần thiết của buổi
sinh hoạt chuyên đề để mang đến sự thống nhất trong cách chấm điểm nhằm mang lại
cách đánh giá kết quả tương đồng nhất có thể đối với năng lực của sinh viên
trong hình thức thi OSCE.

Thạc sĩ Phạm Thị Mỹ Ngọc – Trưởng Trung tâm Giáo dục Y học và Huấn luyện
Kỹ năng Y Khoa phát biểu mở đầu buổi sinh hoạt
chuyên đề.
Bắt đầu nội dung của buổi sinh hoạt chuyên đề, Thạc sĩ
Trần Xuân Quỳnh – Phó Trưởng Trung tâm Giáo dục Y học và Huấn luyện Kỹ năng Y Khoa đã giới thiệu
sơ lược nội dung của buổi sinh hoạt chuyên đề gồm có các nội dung: Thống nhất
nguyên tắc trong kỹ thuật chấm điểm theo mức độ đạt của bảng kiểm thực hành, Thực
hiện đánh giá và so sánh thử nghiệm kết quả chấm thi trên 3 trạm thi: kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng thủ thuật và kỹ năng thăm khám.

Thạc sĩ Trần Xuân Quỳnh – Phó Trưởng Trung tâm Giáo dục Y học và Huấn
luyện Kỹ năng Y Khoa giới thiệu sơ lược về nội dung chương trình,
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – cán bộ cơ hữu Trung tâm Giáo dục Y
học và Huấn luyện Kỹ năng Y Khoa trình bày thang điểm đánh giá cũng như một số
nguyên tắc cơ bản trong việc chấm thi theo phương pháp OSCE. Sau phần trình bày,
các thầy cô đã có nhiều phát biểu và góp ý để đi đến việc thống nhất về thang điểm
đánh giá.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – cán bộ cơ hữu Trung tâm Giáo dục Y
học và Huấn luyện Kỹ năng Y Khoa trình bày thang điểm đánh giá cũng như một số
nguyên tắc cơ bản trong việc chấm thi theo phương pháp OSCE.
Đến với phần thực hành, các thầy cô đã đồng loạt chấm điểm sinh viên với
ba trạm thi: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thủ thuật và kỹ năng thăm khám và có sự
so sánh, đánh giá và phân tích jết quả đánh giá.

Phần thực hành đánh giá trực tiếp.

Phần chấm thi kỹ năng giao tiếp, thăm khám và thủ thuật.
Sau phần thực hành đánh giá, các thầy cô đã có sự thống nhất về thang điểm
đánh giá và thống nhất trong cách chấm điểm. Phân tích điểm đánh giá sau thực hành
chấm điểm trực tiếp, ban tổ chức ghi nhận không có sự chênh lệch đáng kể về điểm
số giữa các thầy cô đã có kinh nghiệm giảng dạy và chấm thi.

Thạc sĩ Đoàn Thị Tuyết Ngân – Nguyên trưởng đơn vị Huấn luyện kỹ năng (tiền
thân của Trung tâm Giáo dục Y học và Huấn luyện Kỹ năng Y Khoa hiện tại) phát
biểu đóng góp ý kiến.

Thạc sĩ Phạm Thị Mỹ Ngọc – Đại diện ban tổ chức phân tích kết quả phần thực
hành chấm điểm và ghi nhận những đóng góp của quý thầy cô.
Buổi sinh hoạt chuyên đề kết thúc lúc 17h00 cùng ngày. Sau buổi chuyên đề,
các thầy cô cũng đã thống nhất về thang điểm cũng như cách đánh giá thi OSCE và
đóng góp nhiều ý kiến để quá trình thi OSCE ngày càng hoàn thiện.

Trung tâm Giáo dục y học và Huấn luyện kỹ năng y khoa.