BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ QUY TRÌNH PDCA - QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ?

Lượt xem: 538

Dựa trên ý tưởng của cố tiến sĩ Walter Andrew Shewhart, PDCA (hay còn gọi là chu trình PDCA) là chu trình cải tiến liên tục, quản lý chất lượng hiệu quả được tiến sĩ Deming giới thiệu đến người Nhật vào năm 1950. Lúc đầu, chu trình này được biết đến cái tên khác là Chu trình Shewhart, nhằm tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewhart – người tiên phong trong việc kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê tại Mỹ những năm cuối thập niên 30, nhưng Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming.
Khái niệm quy trình PDCA
Chu
trình PDCA bao gồm các yếu tố: Plan (Lập kế hoạch), Do (Thực hiện), Check (Kiểm tra)
và Act (Hành động, cải tiến). Hiểu một cách đơn giản, PDCA là
phương pháp lặp đi lặp lại các bước với mục đích cải tiến sản phẩm, dịch vụ
cũng như con người một cách liên tục nhất.
Qua
đó chúng ta có khái niệm về PDCA như sau: PDCA là một vòng chu trình thực hiện
việc theo dõi, thay đổi công việc hay các mục tiêu đề ra và cứ thế lập đi lập lại chu trình
thay đổi này, từ đó dẫn đến những cải tiến liên tục trong quá trình được đưa
vào áp dụng.
Áp dụng chu trình PDCA trong quản lý chất lượng
Bước
1: Lập kế hoạch | Plan
Thiết lập mục tiêu và mục đích
hướng đến
Mô tả chi tiết các nhiệm vụ cần
thực hiện với đầy đủ thông tin rõ ràng
Thành lập đội ngũ thực hiện và
giới hạn thời gian hoàn thành
Ghi chép dữ liệu được sử dụng,
chi phí thực hiện, nguồn lực và nhân lực cần thiết; rủi ro và phương pháp giảm
thiểu rủi ro, hỗ trợ từ quản lý
Lập kế hoạch cụ thể, phân tích
từng công việc, người phụ trách, cách hướng dẫn và vận hành, kết quả mong đợi
Bước
2: Thực hiện kế hoạch | Do
Thực hiện tất cả nhiệm vụ bám
sát theo kế hoạch đã đề ra.
Thường xuyên cập nhật tiến độ
công việc.
Tuân thủ lịch trình của kế hoạch,
ghi chép và thông báo các lo ngại, vấn đề phát sinh trong toàn bộ quá trình thực
hiện.
Bước
3: Kiểm tra | Check
Xác nhận kết quả sau một thời
gian thực hiện kế hoạch.
Ghi nhận những thay đổi, sai
sót, các khó khăn, thử thách đang gặp phải.
Tìm ra nguyên nhân của vấn đề.
Tiến hành sửa lỗi.
Xác định biện pháp tròng tránh
vấn đề phát sinh.
Lặp lại các bước P – D –
C – A với các kế hoạch mới.
Tóm tắt về chu trình P - D - C - A
Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng.
Phòng Đảm bảo chất lượng