Cuộc chiến xưa – nay và món quà tuổi trẻ
Lượt xem: 563
Khi đất nước lâm nguy trong chiến tranh, ông cha ta – những người lính can trường rời quê hương lên đường chống giặc, dù đến từ những vùng đất khác nhau, nhưng điểm chung của những mảnh đất ấy chính là sự nghèo khổ và vất vả đói kém khi chiến tranh xảy ra triền miên.
Đồng chí !”
Khi đất nước lâm nguy trong chiến tranh, ông
cha ta – những người lính can trường rời quê hương lên đường chống giặc, dù đến
từ những vùng đất khác nhau, nhưng điểm chung của những mảnh đất ấy chính là sự
nghèo khổ và vất vả đói kém khi chiến tranh xảy ra triền miên. Những người lính
ấy ra đi, mang theo tinh thần dân tộc và yêu nước vô bờ, trở thành đồng đội, trở
thành tri kỉ, “đầu sát bên đầu”, “chung chăn” khi đêm rét, cầm chắc tay súng
cùng nhau giành lại hòa bình cho tổ quốc. Cuối cùng, đất nước đã được độc lập,
những người con Việt Nam luôn ghi nhớ và tự hào về những chiến công ấy.
Được nhận giấy khen từ địa phương – Thốt Nốt
Mấy thập kỉ qua đi, giờ đây con cháu nước Việt
đang phải đấu tranh trong một cuộc chiến mới, chiến đấu với dịch bệnh. Là một đứa
trẻ sinh ra đầu những năm 2000, quen với cái bình yên và êm ả thời bình, tôi
chưa bao giờ chứng kiến và trải qua một nguy cơ nào lớn và nguy hiểm đến thế.
COVID-19 xuất hiện, mang lại những trải nghiệm đầy đau đớn, mỏi mệt và kiệt quệ cho tất cả mọi người trên
toàn thế giới, kể cả những người đang làm trong ngành y tế hoặc không. Đương
nhiên, là một sinh viên y, tôi càng hiểu rõ hơn những gì mà nhân viên y tế - những
người lính trực tiếp phải trải qua trong đợt dịch bệnh lần này,đó là những đêm không ngủ, làm việc đến kiệt sức để
chăm sóc người bệnh, tuy nhiên dù có làm việc hết sức mình, sự lây lan làn sóng
dịch vẫn nhanh chóng và không có dấu hiệu dừng lại, ngót nghét dịch bệnh đã xảy
ra cũng 2 năm ròng, COVID vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, trong chính thách thức,
tinh thần dân tộc lại dâng cao như chính cái cách mà ông cha ta đã làm ngày trước.
Như chính những người lính năm ấy ra trận, họ ra đi từ những miền quê khác
nhau, ngày nay, những con người áo trắng ấy cũng xuất phát từ nhiều tỉnh thành,
từ năm chí bắc, họ hỗ trợ nhau về mặt tài chính, vật tư, nhân sự, cùng nha kiểm
soát đại dịch. Ai mà chẳng có quê hương, ai mà chẳng có nhà để về, nếu thời xưa
: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”, thì
ngày nay, quê hương của mỗi người có thể là những vùng dịch, những vùng nguy cơ
cao ngày ngày báo cáo hàng trăm, hàng ngàn ca F0, nếu ai đó hỏi họ có muốn quay
về không, họ có lo cho những người thân yêu đang ở quê nhà không, chắc hẳn, ai
cũng có thể biết được câu trả lời. Tuy nhiên, họ biết, có những nơi cần họ hơn
, có những bệnh nhân cần kiến thức và kĩ năng của họ, thế là, những bác sĩ, những
tình nguyện viên, những anh bộ đội – họ lại tiếp tục hì hục lao vào công việc,
gạt bỏ mọi cảm xúc cá nhân, như những người lính ngày ấy, “ tự phương trời chẳng
hẹn quen nhau’, thế mà giờ đây sát cánh cùng chiến đấu với giặc COVID. Tuy quê
hương khác nhau, nhiệm vụ khác nhau, nhưng cái chung của những con người đang
lao động không ngừng nghỉ ngoài kia chính là tinh thần cống hiến, chính là cái
tinh thần vì tổ quốc quên mình, trong huyết quản dân tộc mình hiện nay hay hàng
chục năm về trước, vẫn cháy mãi.
Chụp
hình lưu niệm cùng địa phương
Tôi lên đường tham gia nhiệm vụ chống COVID
cũng đã qua vài chiến dịch, có thể, so với những cống hiến can trường của hàng
ngàn người khác, những đóng góp nhỏ bé ấy của tôi chẳng đáng là bao cả. Thế
nhưng, đi càng nhiều, nghe càng nhiều, tôi càng thấm thía hơn bao nỗi vất vả,
bao cay đắng mà những người đang làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu đã và đang chịu đựng.
Tôi thật sự khâm phục họ.
Đo huyết áp
Có một điểm khác với những người lính ngày
trước, tuổi trẻ ngày hôm nay đâu hẳn chỉ cho đi, mà còn nhận về những món quà
vô cùng quý báu từ những chuyến đi chống dịch. Vào những ngày tháng 9 , khi
mang trên mình nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm, tách F0 ra khỏi cộng đồng, trên con
đường nhỏ ngày ấy, có mưa có nắng, có sự vất vả lẫn những tiếng cười đùa, làm
tôi cảm thấy cuộc đời thật nhiều màu sắc. Hằng ngày, chúng tôi rời nơi ở tầm 6
giờ 30 phút sáng, chuẩn bị dụng cụ và lên đường, trở về vào lúc trưa muộn, nghỉ
ngơi rồi lại tiếp tục làm việc ca chiều. Buổi tối thì trở về chỗ nghỉ với một
thân thể rã rời, nhưng lâu ngày , mọi thứ quên dần và nhịp độ sinh hoạt ấy chẳng
khiến tôi cảm thấy mệt mỏi chút nào nữa. Dần dần, tôi ham thích những nhiệm vụ ấy,
cuộc sống những ngày tháng đó điều độ và lành mạnh hơn rất nhiều khi chỉ quẩn
quanh trong 4 bức tường khi ở trọ. Hơn nữa, những ngày tháng ấy tôi gặp gỡ được
rất nhiều người, quen thêm nhiều người bạn mới. Có những người bạn, dù đã gặp
nhau trên giảng đường mấy năm qua nhưng chưa từng một lời chào hỏi, nay trở nên
thân thiết hơn qua những chuyến đi xa. Hay chỉ đơn giản là những lời hỏi thăm,
những lời động viên hay cảm ơn từ những người đang sinh sống tại địa phương, những món
quà nhỏ chứa đựng bao nhiêu tâm tình của họ, tuy đơn giản , nhưng lại làm con
người ta sống chậm lại và yêu thương nhau nhiều hơn. Vì thế, tôi thầm cảm thấy biết ơn vì những
chuyến đi ấy, chúng giúp tôi trưởng thành hơn rất rất nhiều.Hay những ngày vội
vàng của tháng 11, khi những cây phượng già đã không còn hoa và bắt đầu ra quả, nhận nhiệm vụ mới ở một nơi mới,
tiếp xúc với những anh chị , những cô chú nơi vùng đất mới, tôi lại nhận được
nhiều hơn những tình cảm mới. Nhiệm vụ mới chưa quen, có những người bạn, người
đồng đội sẵn sàng chỉ bảo tận tâm. Khi ai đó đuối sức, mọi người sẵn sàng hỗ trợ
nhau vượt qua khó khăn vất vả. Hay nhớ nhất là những buổi tối, sau một ngày mệt
mỏi, tiếng hát lại vang lên xua tan hết mọi khó khăn trong ngày . Qua đó, chúng
tôi như gắng kết nhau hơn rất nhiều.
Trước giờ tiêm
Giống cha ông ngày trước, mỗi người dân Việt
ngày hôm nay vẫn luôn làm việc để mang lại hạnh phú, ấm no và bảo vệ tổ quốc
bình yên, không quản vất vả, không ngại khó khắn nguy hiểm. Bên cạnh đó, những
thách thức, những vất vả và cống hiến cũng mang lại cho bản thân mỗi người những
trải nghiệm quý báu và vô cùng đáng nhớ. Để sau này, mỗi lần nhắc về những cuộc
chiến đã từng qua, chúng ta, dù ở thế hệ nào đi chăng nữa cũng vô cùng trân quý
và tự hào với những thành tựu đã đạt được nhờ mồ hôi và nước mắt của nhiều thế
hệ đã bỏ ra.
Trần Thị Tuyết Hạnh – Lớp YT Khóa 44