Không lùi bước

Lượt xem: 343

Trải qua hơn hai mươi năm cuộc đời, tôi sống trong sự giàu đẹp và phát triển của nước Việt thời bình nhờ sự hi sinh và chiến đấu gian khổ của ông cha ngày trước, là một đứa trẻ lớn lên trong hòa bình, tôi chưa bao giờ nếm trải được nỗi đau hay sự vất vả khi đất nước lâm nguy, có chăng, tôi chỉ biết được bao nỗi khốn khó của đất nước tôi qua những lời kể của ông tôi khi ông tham gia chiến đấu như một người lính ở biên giới tây nam tổ quốc, tuy nhiên, dù cho lời kể có chi tiết, có sâu sắc bao nhiêu, khi chưa trải qua nó, tôi thật sự vẫn không thể nào hiểu được nỗi đau mà đồng bào tôi phải chịu đựng và trải qua.

Tổ quốc gọi, chúng tôi vào tâm dịch

Hăng hái lên đường dẫu biết lắm gian nan

Một khi COVID dịch đã lan tràn

Vì quê hương, toàn dân cùng gắng sức

Trong tâm dịch COVID19 – Nguyễn Đức Công

Trải qua hơn hai mươi năm cuộc đời, tôi sống trong sự giàu đẹp và phát triển của nước Việt thời bình nhờ sự hi sinh và chiến đấu gian khổ của ông cha ngày trước, là một đứa trẻ lớn lên trong hòa bình, tôi chưa bao giờ nếm trải được nỗi đau hay sự vất vả khi đất nước lâm nguy, có chăng, tôi chỉ biết được bao nỗi khốn khó của đất nước tôi qua những lời kể của ông tôi khi ông tham gia chiến đấu như một người lính ở biên giới tây nam tổ quốc, tuy nhiên, dù cho lời  kể có chi tiết, có sâu sắc bao nhiêu, khi chưa trải qua nó, tôi thật sự vẫn không thể nào hiểu được nỗi đau mà đồng bào tôi phải chịu đựng và trải qua. Cho đến khi, năm 2019, dịch COVID bùng phát trên toàn thế giới, Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh quái ác. Qua sách báo và những lời kể từ những y bác sĩ nơi tiền tuyến, tôi ngày ngày chứng kiến biết bao sự khó khăn vất vả của những người nghèo khó chạy ăn từng bữa nay gặp chốn lao đao nhất cuộc đời họ khi mất việc, những con người mới khỏe mạnh đây chưa được bao lâu đã rời xa cõi tạm, khi những y bác sĩ cùng gia đình ăn bữa cơm tạm biệt trước khi xách balo lên trực tiếp lao vào tâm dịch và chiến đấu. Còn đó biết bao mảnh đời, biết bao nỗi buồn chất chứa mà dịch bệnh mang đến, tất cả những điều ấy cứ đến, tàn nhẫn khác nào thời chiến. Thế là, thanh niên chúng tôi cùng nhau lên đường lao vào cộng đồng, với tư cách là công dân của đất nước, tư cách là một đứa sinh viên khoác lên màu máu trắng của ngành y, chúng tôi ra đi mang theo sự dũng cảm và kiên cường, giành lại đất nước từ tay thần chết như cái cách mà ông cha chúng tôi đã từng anh dũng chiến đấu.

Ngày 17/11/1021, 60 sinh viên Trường đại học Y Dược Cần Thơ lên đường  tiến về Thốt Nốt, hỗ trợ tiêm vaccine mũi hai cho bà con nơi đây. Mang theo hành trang đơn sơ nhưng sự nhiệt huyết thì tràn đầy và mãnh liệt, 60 con người chúng tôi cùng đoàn xe băng băng tiến về phía trước. chúng tôi đến Thốt Nốt vào một buổi chiều mưa, buồn bã, rã rít như cái cách mà dịch bệnh đang lăm le trở lại trên khắp đồng bằng sông Cửu Long.

 image001.jpg

Cả đội điểm tiêm Thuận An được nhận giấy khen

Chúng tôi được sự cảnh báo từ các anh chị thành đoàn và chú bên phường, rằng F0 ở nơi đây rất nhiều, có thể trong số hàng ngàn người dân đến điểm tiêm, sẽ có những người là F0 không triệu chứng. Các anh chị và cô chú luôn miệng dặn dò chúng tôi phải kĩ lưỡng, phải thận trọng khi tiếp xúc với bất kì người lạ nào. Tôi cùng 11 bạn khác cùng lập thành một đội, thực hiện tiêm trẻ mũi hai ở tại trường tiểu học Thuận An từ ngày 18/11. Chúng tôi được phát que test để sàng lọc ngay cái hôm đầu tiên chúng tôi làm nhiệm vụ. Thở phào nhẹ nhõm khi tất cả các thành viên đều âm tính, ngay lập tức, tất cả thay đồ bảo hộ và thực hiện nhiệm vụ.

image001.jpg

Chụp hình lưu niệm cùng chị nhập liệu

 image001.jpg

Hình ảnh người dân đến sớm đợi đến lượt tiêm

Trong thời gian làm việc tại đây, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp các anh chị đã phải gác lại công việc vì dương tính với COVID-19. Ngày đầu tiên làm việc, người dân đến rất đông, chen chúc và chật hẹp là cái không khí rất dễ để nhận ra vì số lượng người dân đổ về đây đông như trẩy hội. Hỗn loạn là điều tất yếu, vì số lượng bảo vệ và dân phòng rất mỏng, sau đó chúng tôi mới biết, vì bị nhiễm COVID trong thời gian làm nhiệm vụ, rất nhiều các bác bảo vệ, các bác dân phòng đã phải ở lại bệnh viện để điều trị COVID. Chính vì thế, lực lượng điều phối người dân ở điểm tiêm đã ít đi rất nhiều, áp lực đổ lên những người còn sót lại vì thế lại tăng lên. 4 ngày sau ngày tiêm đầu tiên, chị bên phường được phân công chuẩn bị nước uống cho kíp tiêm cũng test ra dương tính với COVID. Chị là người đã tiếp xúc với rất nhiều người trong thời gian làm việc, tôi cảm nhận được muôn vàng sự lo lắng trên ánh mắt của những người đồng đội, bản thân cũng không tránh khỏi nỗi hoang mang. Nhưng gác lại sự bâng khuâng và lo lắng, điểm tiêm lại tiếp tục hoạt động, mọi người vẫn tiếp tục  thực hiện nhiệm vụ được giao. Một chị làm việc cùng chúng tôi cười bảo:” ở đây tiếp xúc với F0 là chuyện thường ngày các em ạ, các em đừng nên quá lo lắng.” Chúng tôi chỉ biết dạ, nhìn hàng người ngày ngày vẫn đổ về điểm tiêm, đối với chúng tôi, hoàn thành nhiệm vụ làm trên hết.

image001.jpg

Thực hiện rút thuốc

Thế rồi một ngày làm việc đang diễn ra suôn sẻ như bao ngày khác, chúng tôi nghe tin từ bạn được nhận nhiệm vụ đo huyết áp, báo rằng có người dân bị sốt. Bạn đội trưởng lập tức lấy mẫu test nhanh, không ngoài dự đoán, người đó dương tính với COVID-19. Điểm tiêm vẫn tiếp tục hoạt động, có điều, công việc phân loại và truy vết của điểm tiêm lập tức được kích hoạt. Lòng tôi lúc này đây như mặt hồ không chút gợn sóng. Đã quá nhiều tin dương tính đến với chúng tôi từ mấy hôm nay, chúng tôi không thể biết được bản thân mình đã từng tiếp xúc với F0 nào hay chưa trong lúc tiêm cho hàng ngàn người dân như thế. Chỉ biết lặng lẽ, còn rất nhiều người vẫn đang đợi tiêm vaccine, vì thế, không ai được rời bỏ vị trí làm việc.

image001.jpg

Chụp hình lưu niệm trước khi trở về

Ngày cuối cùng để kết thúc 7 ngày tác nghiệp ở Thốt Nốt, chúng tôi được test nhanh lần cuối trước khi trở về trung tâm Cần Thơ. Nghe tin bạn điều phối cùng làm việc với chúng tôi mấy ngày nay cũng đã dương tính, nghe 1 chị trong kíp thông tin của điểm tiêm cũng trở thành F0. Rất may, cả đội 12 người chúng tôi đều âm tính, thở phào nhẹ nhõm, nhưng cũng không khỏi lo âu. Biết khi nào dịch COVID mới hoàn toàn được dập tắt, từng người từng người một mắc bệnh,  không thể tránh khỏi covid khi tất cả các anh chị, các bạn đều là những người lính tuyến đầu chống dịch, ngày ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau. Tôi biết, trong lòng bất cứ ai cũng có một nỗi sợ hãi riêng, nhưng biết làm sao khi chúng ta mang trên mình cái nhiệm vụ và trách nhiệm của một người nhân viên y tế, khi tổ quốc cần ta, kho tổ quốc gọi tên ta, ta chỉ biết gạt qua nỗi sợ hãi cả nhân, hăng hái lên đường dù biết là nguy hiểm, dù biết là khó khăn, nhưng cùng những người đồng đội, ta lao vào tâm dịch. Chiến đấu.




Trần Thị Tuyết Hạnh – Lớp YT Khóa 44