Niềm tin và nước mắt
Lượt xem: 362
Trong những ngày cuối tháng 11, khi mà mùa thu đang dần qua đi, tiết trời đang dần trở lạnh, cùng lúc đại dịch Covid – 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại ở các tỉnh miền Tây sau gần 1 tháng hạ nhiệt và thế giới lại nhận thêm một tin về một biến chủng sắp xuất hiện đó là Omicron. Khi đang ngồi học bài thì tôi nhận được email của nhà trường về việc tham gia tình nguyện trạm y tế lưu động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, với tâm thế sẵn sàng chống dịch, muốn đóng góp một chút sức lực nhỏ nhoi của mình vào cuộc chiến với đại dịch Covid – 19 tại Việt Nam, và với niềm tin mãnh liệt như thế, tôi đã không ngần ngại đăng ký để đi vào chiến trường cùng với những người anh em của mình.
Tôi
vẫn không quên ngày khởi hành hôm đó, một buổi chiều thứ hai đầy mưa gió, tôi
cùng những người bạn của mình, băng băng con xe máy trên quốc lộ 91B tiến thẳng
về Thốt Nốt, nơi mà chúng tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ, trên đường đi trong đầu
tôi dồn dập những suy tư, lo lắng, không biết nhiệm vụ mình là gì đây, nhất là
với một đứa chân ướt chân ráo lần đầu tham gia như tôi nữa, nhưng vẫn vững
trong lòng một niềm tin là dù khó khăn, trở ngại thế nào đi nữa, tôi vẫn phải cố
gắng vượt qua vì mục tiêu giúp đỡ và hỗ trợ những người dân thân yêu của mình.
Hình ảnh tại Trạm
y tế lưu động phường Thuận Hưng
Ngày
đầu thực hiện nhiệm vụ, mọi thứ dường như rất dễ dàng với những người đồng đội
của tôi, đối với tôi thì đây là lần đầu tiên ra chiến trường, mọi thứ còn quá mới
mẻ, từ những việc đơn giản như là mặc đồ bảo hộ, khử khuẩn, xử lý mẫu và thăm
khám bệnh nhân Covid – 19, tất cả dường như quá khó khăn với tôi, tôi đã quá vụng
về, không kỹ càng và trở thành nguồn lây cho cả đội nhưng mọi người không hề
trách mắng mà thay vào đó còn động viên tôi, hướng dẫn tôi từng chút một khiến
tôi cảm thấy rất xúc động. Tối hôm đó, khi nằm nghĩ về những thứ mà mình đã làm
trong ngày, tôi bật khóc, tự trách mắng bản thân mình sao lại bất cẩn như thế
và tự hứa với lòng phải cố gắng hơn nữa để không trở thành gánh nặng cho cả đội.
Nhiều
ngày sau đó, khi mọi thứ đã vào “guồng“ , đội chúng tôi hoạt động hết công suất
cả ngày, liên tục đó là những lần đi lấy mẫu, phát thuốc và thăm khám bệnh nhân
Covid – 19. Bên cạnh đó, bọn tôi còn phải theo dõi bệnh nhân qua điện thoại thường
ngày và khó khăn nhất, gian khổ nhất , tôi nghĩ đó là lúc cấp cứu cho những bệnh
nhân đang ở bên bờ “thập tử nhất sinh”, công việc này khiến đội chúng tôi có
nguy cơ phơi nhiễm rất cao với Covid – 19, vì đó là những lần tiếp xúc trực tiếp,
bốn đứa chúng tôi ai cũng ngần ngại, chần chừ, nhưng rồi sau đó lại suy nghĩ rằng
nếu không nỗ lực hết mình giúp được bệnh nhân thì sao có thể xứng đáng với danh
xưng là sinh viên của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, nhờ suy nghĩ đó chúng tôi
đã không ngại xông pha và đã cứu được rất nhiều bệnh nhân, nhìn nụ cười của người
nhà, nhìn những cái ôm của họ khi người thân của mình dường như “hồi sinh” trở
lại, tôi đã hiểu ý nghĩa của chuyến đi này, công việc này của bọn tôi đang làm
là cao quý biết bao nhiêu, đó cũng chính là động lực, nguồn động viên to lớn để
bọn tôi chinh phục những gian nan, thử thách còn lại trong những ngày tiếp
theo.
Huỳnh Duy Anh – Lớp YF Khóa 43