Hội thảo: “Chất lượng dược liệu và ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Thách thức và cơ hội”

23/11/2024

Lượt xem: 79

Ngày 23 tháng 11 năm 2024, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã diễn ra hội thảo “Chất lượng dược liệu và ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Thách thức và cơ hội”. Sự kiện nhằm khơi gợi các vấn đề xoay quanh chất lượng dược liệu, điểm lại những bất cập và gợi ý các giải pháp góp phần khai thác tiềm năng phát triển của Dược liệu. Đây cũng là diễn đàn để các chuyên gia và nhà nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận thách thức trong việc cung ứng, xác minh và sử dụng cây thuốc trong sản xuất, hướng tới giải pháp hiệu quả.

Hội thảo: “Chất lượng dược liệu và ứng dụng trong thực phẩm
bảo vệ sức khỏe – Thách thức và cơ hội”

Media/1_TH1076/FolderFunc/202412/Images/1-20241201051718-e.jpg

Ngày 23 tháng 11 năm 2024, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã diễn ra hội thảo “Chất lượng dược liệu và ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Thách thức và cơ hội”. Sự kiện nhằm khơi gợi các vấn đề xoay quanh chất lượng dược liệu, điểm lại những bất cập và gợi ý các giải pháp góp phần khai thác tiềm năng phát triển của Dược liệu. Đây cũng là diễn đàn để các chuyên gia và nhà nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận thách thức trong việc cung ứng, xác minh và sử dụng cây thuốc trong sản xuất, hướng tới giải pháp hiệu quả.

Những dấu ấn nổi bật

Trong buổi hội thảo, GS.TS. Wang Ching- Chiung, Giáo sư Khoa Dược Trường Đại học Y khoa Đài Bắc đã giới thiệu một cái nhìn tổng quan về quá trình xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn chất lượng dược liệu tại Đài Loan, đồng thời chia sẻ các bài học và kinh nghiệm quý giá từ quốc gia này trong việc ứng dụng các bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị ung thư. Từ đó cung cấp các khuyến nghị thiết thực cho việc cải thiện hệ thống tiêu chuẩn tại Việt Nam cũng như hướng đưa những bài thuốc, dược liệu đi vào thực tế điều trị.

Media/1_TH1076/FolderFunc/202412/Images/2-20241201053409-e.png

GS.TS. Wang Ching- Chiung, Giáo sư Khoa Dược
Trường Đại học Y khoa Đài Bắc

Tiếp theo đó, PGS.TS. Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ - Phó trưởng Khoa Dược Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đưa ra một chủ đề thiết thực hiện nay là “Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu và cao dược liệu có kiểm soát hàm lượng bio-marker & định hướng thiết lập chất đối chiếu là chất đánh dấu sinh học trong dược liệu”. Đây là những thành quả nghiên cứu hướng đến việc chuẩn hóa chất lượng dược liệu và các cao chiết bằng các công cụ phân tích mạnh mẽ trong ngành Dược.

Media/1_TH1076/FolderFunc/202412/Images/3-20241201051719-e.jpg

PGS.TS. Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ - Phó trưởng Khoa Dược Trường Đại học Y Dược Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm về dược liệu

Trong khuôn khổ hội thảo, Tiến sĩ. Hisayoshi Norimoto, Giám đốc điều hành SODX Co. Ltd., đã chia sẻ về “Thị trường, Quy định và Công tác Nghiên cứu & Phát triển Thực phẩm chức năng tại Nhật Bản” (The Market, Regulation and R&D of Health Foods in Japan). Với vai trò là người ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu của dược liệu vào kinh doanh, tiến sĩ đã giới thiệu những quy định quản lý chất lượng các dạng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại thị trường Nhật Bản cũng như vài ví dụ cụ thể.

Media/1_TH1076/FolderFunc/202412/Images/4-20241201052100-e.jpg

Dr. Hisayoshi Norimoto - Giám đốc điều hành SODX Co. Ltd. đang trình bày

Cuối cùng, chúng ta có bài chia sẻ về vấn đề được quan tâm nhiều nhất thời gian gần đây của ThS. Lê Thanh Vĩnh Tuyên - Giảng viên Bộ môn Dược Liệu - “Quản lý chất lượng dược liệu tại Việt Nam”. ThS. Vĩnh Tuyên đã nêu ra những tiềm năng phong phú của dược liệu Việt Nam, những băn khoăn và thách thức trong việc kiểm soát chất lượng. Đặc biệt là đưa ra các giải pháp cùng hướng đi mới nhằm kiểm soát cũng như nâng cao chất lượng dược liệu Việt Nam.

Media/1_TH1076/FolderFunc/202412/Images/5-20241201052100-e.jpg

ThS. Lê Thanh Vĩnh Tuyên - Giảng viên Bộ môn Dược Liệu báo cáo

Hội thảo thu hút hơn 300 đại biểu tham dự trong và ngoài trường bao gồm Trung tâm Kiểm Nghiệm Cần Thơ, đại diện phòng QA, QC, R&D các công ty dược phẩm Dược Hậu Giang, Imexpharm, ADC công ty cổ phần dược phẩm OPC và công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar).

Nhìn chung, hội thảo đã nhìn nhận được những thách thức đối với dược liệu ở Việt Nam cũng như các công ty dược phẩm là nguồn nguyên liệu thô không đạt tiêu chuẩn về cả chất lượng lẫn số lượng, gây ra những trở ngại chosản xuất. Vì vậy nhiều thính giả tham gia đã đặt câu hỏi và tranh luận sôi nổi về vấn đề này. Theo các chuyên gia GS.TS. Wang Ching- Chiung và Dr. Hisayoshi Norimoto chia sẻ rằng: chúng ta nên cải thiện bằng cách xây dựng quy trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt hơn, chuẩn hóa và hướng tiệm cận với các tiêu chuẩn thế giới. Quá trình thu mua và định danh Dược liệu cũng cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.

Media/1_TH1076/FolderFunc/202412/Images/6-20241201052443-e.jpg

Thầy PGS. TS. Dương Xuân Chữ đặt câu hỏi trong hội thảo

Media\1_TH1076\FolderFunc\202412\Images/7-20241201060416-e.png

Anh Phạm Thái Hưng, Trợ lý Tổng giám đốc Công ty CPDP Lâm Đồng (Ladophar) phát biểu ý kiến tại hội thảo.

Media/1_TH1076/FolderFunc/202412/Images/8-20241201052443-e.jpg

Chị Nguyễn Phạm Thảo Quyên, Giám đốc R&D công ty CPDP Imexpharm phát biểu ý kiến tại hội thảo

Media/1_TH1076/FolderFunc/202412/Images/9-20241201053415-e.png

Các báo cáo viên giải đáp thắc mắc cho các hội thảo viên

Tóm lại:

Media/1_TH1076/FolderFunc/202412/Images/10-20241201053425-e.jpg

Hội thảo đã diễn ra với sự tham gia của các đại biểu trong và ngoài trường

Media/1_TH1076/FolderFunc/202412/Images/11-20241201053426-e.jpg

Qua các bài trình bày và thảo luận, hội thảo viên đã có cái nhìn sâu sắc về chất lượng dược liệu và những ứng dụng tiềm năng trong việc phát triển thực phẩm bảo vệ sức khỏe, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Hội thảo cũng chỉ ra những thách thức và cơ hội trong việc khai thác và ứng dụng Dược liệu, không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành dược liệu Việt Nam trong tương lai.