Nghiệm thu đề tài KHCN cấp trường “Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và an thần, giải lo âu của lá cây Xạ đen (Celastrushindsii) ở Cần Thơ, thử độc tính cấp trên chuột nhắt trắng”

Lượt xem: 28

Vào lúc 8 giờ 30, ngày 21 tháng 5 năm 2025, theo quyết định số 1668/QĐ-ĐHYDCT ngày 05/5/2025, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tại phòng họp khoa Dược đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài NCKH cấp trường “Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và an thần, giải lo âu của lá cây Xạ đen (Celastrushindsii) ở Cần Thơ, thử độc tính cấp trên chuột nhắt trắng”
Nghiệm thu đề tài KHCN cấp trường “Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và an thần, giải lo âu của lá cây Xạ đen (Celastrushindsii) ở Cần Thơ, thử độc tính cấp trên chuột nhắt trắng”
Vào lúc 8 giờ 30, ngày 21 tháng 5 năm 2025, theo quyết định số 1668/QĐ-ĐHYDCT ngày 05/5/2025, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tại phòng họp khoa Dược đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài NCKH cấp trường “Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và an thần, giải lo âu của lá cây Xạ đen (Celastrushindsii) ở Cần Thơ, thử độc tính cấp trên chuột nhắt trắng”
Vào lúc 8 giờ 30, ngày 21 tháng 5 năm 2025, tại phòng họp khoa Dược đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài NCKH cấp trường “Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và an thần, giải lo âu của lá cây Xạ đen (Celastrushindsii) ở Cần Thơ, thử độc tính cấp trên chuột nhắt trắng”
Đề tài do SV. Đinh Huỳnh Châu làm chủ nhiệm cùng nhóm nghiên cứu gồm các sinh viên: Mai Ngọc Thanh Bình, Cù Huế Phương Anh, Thạch Thị Mỹ Phượng dưới sự hướng dẫn chuyên môn củaTS. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo và Ths. Nguyễn Thị Trang Đài.
Thành phần thầy cô trong hội đồng nghiệm thu bao gồm:
1. PGS.TS. Phạm Thành Suôl Chủ tịch Hội đồng
2. PGS.TS. Huỳnh Thị Mỹ Duyên Nhận xét 1
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Vân Nhận xét 2
4. Ths. Võ Thị Mỹ Hương Ủy viên thư ký
5. TS.DS. Đặng Duy Khánh Ủy viên
Tại buổi nghiệm thu, Hội đồng đánh giá cao việc nhóm nghiên cứu đã xác định mục tiêu rõ ràng, triển khai phương pháp một cách khoa học và phù hợp. Đề tài thể hiện được tính mới, đồng thời có ý nghĩa thực tiễn trong việc khai thác và ứng dụng dược liệu địa phương. Không khí buổi nghiệm thu diễn ra nghiêm túc, cởi mở, với nhiều trao đổi mang tính chuyên môn sâu sắc. Các ý kiến phản biện, góp ý đều mang tính xây dựng, giúp nhóm nghiên cứu có thêm định hướng để hoàn thiện báo cáo và phát triển nghiên cứu trong tương lai.
Kết quả, đề tài được Hội đồng nhất trí thông qua với tỷ lệ tuyệt đối 5/5 phiếu đồng thuận, thể hiện sự đánh giá tích cực về chất lượng nội dung, giá trị ứng dụng cũng như sự nỗ lực của nhóm sinh viên thực hiện đề tài.

Nhóm nghiên cứu chụp hình lưu niệm cùng các thành viên Hội đồng