Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tham gia vòng chung kết cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học EUREKA lần 24 năm 2022

13/12/2022

Lượt xem: 87

Từ 24/11/2022 đến 27/11/2022, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tham gia Vòng chung kết cuộc thi Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần 24 năm 2022.

Media\1_TH1076\FolderFunc\202410\Images/image001-20241014040603-e.jpg

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka là giải thưởng cao quý dành cho các công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo của sinh viên do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ và Đại học Văn Hiến tổ chức; Giải thưởng nhận được sự đồng hành từ Cục công tác Phía Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF). Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka lần thứ 24 năm 2022 thu hút 120 trường Đại học, Cao đẳng, Học viện trên toàn quốc, với 1.217 đề tài của 3728 thí sinh tham gia. Kết quả 134 đề tài xuất sắc nhất đã được trao giải trong đó có 8 giải nhất, 15 giải nhì, 14 giải ba và 97 giải khuyến khích.

Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ xuất sắc có 2 đề tài đạt giải khuyến khích, trong đó có 01 đề tài đạt giải “Video clip Khoa học được bình chọn nhiều nhất” từ 134 đề tài xuất sắc nhất được sàng lọc từ các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đến từ các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, Sở ban ngành và các doanh nghiệp đã đồng hành, tham gia hội đồng khoa học. Hội đồng đã làm việc công tâm, khách quan, thẩm định chuyên môn để chọn ra các đề tài nghiên cứu xuất sắc của giải thưởng.
 

Media\1_TH1076\FolderFunc\202410\Images/image002-20241014040411-e.jpg

Hình ảnh đoàn tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra ở Đại Học Văn Hiến

Đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo vệ khỏi tia UV và định hướng bào chế sản phẩm chống nắng từ địa y Việt Nam” của nhóm sinh viên Trương Tuấn Đạt, Huỳnh Tiến Phát, Ngô Thị Ngọc Giàu, Huỳnh Trần Yến Phi, Phan Chí Duy do PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Trâm là giảng viên hướng dẫn đã được hội đồng khoa học đánh giá xuất sắc về tính mới, tính cấp thiết và tính ứng dụng thực tiễn khi đã tận dụng rất tốt nguồn dược liệu từ địa y vốn còn rất ít nghiên cứu tại nước ta vào đời sống. Đứng trước thực tiễn các nghiên cứu về thành phần loài và hóa thực vật trên địa y Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là hướng tìm kiếm các hoạt chất có khả năng bảo vệ khỏi tia UV là chưa được thực hiện tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu với mong muốn đánh giá khả năng bảo vệ khỏi tia UV, góp phần nâng cao giá trị sử dụng của địa y Việt Nam theo định hướng ứng dụng vào các mỹ phẩm chống nắng đã quyết định thực hiện đề tài này. Từ kết quả đánh giá khả năng bảo vệ khỏi tia UV của các hợp chất và các cao chiết thu được từ sáu loài địa y mọc phổ biến tại Lâm Đồng, cho thấy loài P. tinctorum mang nhiều hứa hẹn về khả năng ứng dụng vào thành phần mỹ phẩm chống nắng do có các chỉ số hoàn toàn phù hợp với bộ lọc UVB. Dù rằng cần phải có thêm nhiều thử nghiệm cả in vitro và in vivo để làm sáng tỏ thêm hoạt tính của các cao chiết và các hợp chất, kết quả của đề tài đã đánh dấu một phát hiện mới về khả năng bảo vệ khỏi tia UV của địa y Việt Nam, góp phần nâng cao giá trị ứng dụng của địa y vào cuộc sống, định hướng phát triển vào các mỹ phẩm chống nắng.
 

Media\1_TH1076\FolderFunc\202410\Images/image003-20241014040803-e.jpg Hình ảnh nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học Trương Tuấn Đạt, Huỳnh Tiến Phát, Ngô Thị Ngọc Giàu, Huỳnh Trần Yến Phi, Phan Chí Duy chụp ảnh lưu niệm cùng giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Trâm

Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, chức năng chuyển hóa, sinh tinh và tác dụng của cao chiết từ rễ Cam thảo bắc (Radix Glycyrrhizae) trên chuột nhắt trắng béo phì thực nghiệm”  của nhóm sinh viên Nguyễn Minh Tiến, Lê Thị Diễm Tiên, Phùng Minh Thư, Bùi Thị Ngọc Trinh đã được hội đồng khoa học đánh giá cao khi đã ứng dụng thành công dược liệu Cam thảo vào nghiên cứu khi đã đánh giá sự thay đổi đặc điểm hình thái, chức năng chuyển hóa, sinh tinh trên chuột nhắt trắng đực gây mô hình béo phì và khảo sát tác dụng của cao chiết từ rễ Cam thảo bắc trên mô hình thực nghiệm. Kết quả mô hình gây béo phì đã thành công về cả biến đổi hình thái lẫn rối loạn chức năng. Uống cao chiết từ rễ Cam thảo bắc trong 4 tuần giúp cải thiện các đặc điểm về hình thái, chức năng chuyển hóa và sinh tinh của chuột béo phì từ đó mở ra hướng ứng dụng mới cho dược liệu Cam thảo vào đời sống. Trong khuôn khổ giải thưởng, Video clip “Câu chuyện Khoa học của tôi” của nhóm tác giả thực hiện đề tài này đã xuất sắc đạt giải “Video clip Khoa học được bình chọn nhiều nhất” và được nhận giấy khen của Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh .

Media\1_TH1076\FolderFunc\202410\Images/image004-20241014040411-e.jpg

Media\1_TH1076\FolderFunc\202410\Images/image005-20241014040412-e.jpg
Hình ảnh toàn đoàn nhận Bằng khen từ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh
 
 
Media\1_TH1076\FolderFunc\202410\Images/image006-20241014040411-e.jpg
 
Bằng khen từ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cho nhóm sinh viên Trương Tuấn Đạt, Huỳnh Tiến Phát, Ngô Thị Ngọc Giàu, Huỳnh Trần Yến Phi, Phan Chí Duy do PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Trâm là giảng viên hướng dẫn.
 

Media\1_TH1076\FolderFunc\202410\Images/anh-7-20241015081523-e.jpgBằng khen từ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cho nhóm sinh viên Nguyễn Minh Tiến, Lê Thị Diễm Tiên, Phùng Minh Thư, Bùi Thị Ngọc Trinh do TS.BS. Trần Thái Thanh Tâm và ThS.BS. Nguyễn Hoàng Tín là giảng viên hướng dẫn

 

Media\1_TH1076\FolderFunc\202410\Images/anh-8-20241015081523-e.jpg

Đề tài nhóm sinh viên Nguyễn Minh Tiến, Lê Thị Diễm Tiên, Phùng Minh Thư, Bùi Thị Ngọc Trinh còn đạt Giải Video Clip khoa học được bình chọn nhiều nhất

Với các kết quả đã đạt được đã khẳng định được vị thế của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong công tác đào tạo và nghiên cứu Khoa học. Các giải thưởng đã đạt được từ cuộc thi góp phần đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đồng thời là nguồn động viên, khuyến khích sinh viên tích cực đề ra những ý tưởng, giải pháp cụ thể, những phát minh mới, tham gia nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo và xây dựng phát triển đất nước.


Tác giả: Nguyễn Văn Minh, Hoàng Minh Tú
Đơn vị: Phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Đối ngoại