“Chú ơi! Nội cháu mất rồi.”
Lượt xem: 491
Lần đi tình nguyện này khác xa so với những gì tôi tưởng tượng. Lần này tôi có nhiều thời gian hơn để tiếp xúc và hiểu rõ những khó khăn, thiệt hại mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ dịch bệnh. Chính vì thế tôi mới thật sự cảm nhận được sự mất mác, đau thương và những nỗi đau mà dân tộc đang phải đối diện.
Đón
ngày mới cùng Vĩnh Bình
Vĩnh
Bình ngày sang đông. Tôi cảm nhận được những cơn gió bấc thật lạnh thổi qua
cánh cửa, năm nay khác với những năm trước thay vì ở nhà chùm mền kín người thì
tôi đang ở một nơi đặc biệt và có những đồng đội đang chờ. Một công việc hoàn
toàn mới, một nhiệm vụ lớn lao “mang Cần Thơ xanh trở lại”. Toàn đội đã sẵn
sàng và lên tinh thần, chuẩn bị cho những thử thách khó khăn phía trước. Chúng
tôi di chuyển quãng đường hơn 7 km để đến thăm hỏi cũng như tư vấn chăm sóc sức
khỏe F0 được theo dõi tại nhà. Công việc diễn ra như mọi khi và rồi đến một con
đường đang được sửa chữa.
Con
đường đất vào nhà F0
Con
đường đến nhà bé
Cả
đội sẽ phải đi bộ gần 300m để đến một gia đình nọ đã cách ly đủ 14 ngày, nhóm
tôi cũng chẳng ngần ngại đi qua những vũng sìn còn chưa khô. Cả đội còn lạc
quan bảo rằng sau con đường này sẽ không gì làm khó ta được nữa. Sau khi lần lượt
từng thành viên được lấy mẫu thì đến một bé gái. Tôi hướng dẫn em việc lấy mẫu,
em không nói gì nhưng rất hợp tác làm theo. Tôi chợt thấy đôi mắt em đỏ hoe làm
tôi tưởng do mình lấy mẫu đau quá. Tôi vội hỏi thăm em nhưng vẫn không nhận được
câu trả lời. Một lúc sau, trong khi tôi đang giải thích về một số điều cần lưu
ý thì bỗng vọng lại tiếng nói to, rõ và đang khóc mếu ‘Chú ơi, nội cháu mất rồi…’
Lời nói của một cô bé lên năm làm tôi lạnh người. Cả đội chúng tôi chỉ còn biết
nhìn nhau và dừng công việc còn gian dở. Đơn giản vì nó thể hiện sự mất mác,
đau thương quá lớn của gia đình em. Đứng trước một cô bé 5 tuổi, tôi dường như
chết lặng. Ngay sau câu nói ấy là sự im ắng đến lạ thường, tôi chợt nhận ra
mình phải làm gì đó nhưng đến khi quay mặt lên thì mẹ em đứng cạnh cũng đã rưng
rưng đôi dòng lệ. Không cần câu từ quá trau chuốt, cũng chẳng cần diễn giải quá
nhiều, lời nói mọc mạc của một đứa trẻ lên năm làm tôi cảm thấy chạnh lòng. Chỉ
cần vậy thôi cũng đủ thấy gia đình em yêu thương nhau đến nhường nào. Hẳn bà cụ
phải tốt đến mức nào để sau khi ra đi con dâu và các cháu lại tiếc thương nhiều
đến vậy. Tôi và cả đội vội tiếp lời an ủi gia đình và dành thời gian để động
viên cũng như dặn dò giữ gìn sức khỏe, đợi kết quả. Rời khỏi căn nhà mà lòng
tôi nặng trĩu, khó mà diễn tả được nỗi buồn không tên ấy. Được biết bà cụ trở nặng
trong sáng nay và được chuyển viện nhưng tiếc thay bà đã không qua khỏi.
Lần
đi tình nguyện này khác xa so với những gì tôi tưởng tượng. Lần này tôi có nhiều
thời gian hơn để tiếp xúc và hiểu rõ những khó khăn, thiệt hại mà người dân phải
gánh chịu trong thời kỳ dịch bệnh. Chính vì thế tôi mới thật sự cảm nhận được sự
mất mác, đau thương và những nỗi đau mà dân tộc đang phải đối diện. Dịch bệnh
thực sự đã lấy đi của dân tộc ta quá nhiều. Những chỗ dựa tinh thần dần dần ngã
xuống, để lại những khoảng trống không thể lấp đầy. Dẫu biết rằng, ai rồi cũng
trải qua sinh, lão, bệnh, tử nhưng sự ra đi quá đột ngột ấy khó mà chấp nhận được
đối với người ở lại. Tôi tin rằng, ở nơi nào đó bà của em vẫn luôn bên cạnh,
dõi theo và quan sát em từ một nơi xa. Hy vọng mai này những đều tốt đẹp nhất sẽ
đến với gia đình em !
Đôi
lúc chúng ta thấy mình thật nhỏ bé để có thể thay đổi cuộc sống. Nhưng kể cả
khi chúng ta nhỏ bé và hành động của chúng ta như dã tràng xe cát, thì như hiệu
ứng cánh bướm mà tôi vẫn thường nghe và tự nhắc nhở mình: cái đập cánh của một
con bướm có thể gây ra cơn bão cách xa nó hàng vạn dặm. Vì thế, giữa muôn vàn
những khó khăn, nỗi buồn xin mỗi chúng ta hãy giữ cho mình sự lạc quan, tích cực.
Một hành động tốt sẽ đem lại hoà bình. Một lời động viên sẽ đem lại niềm an ủi.
Và một tinh thần vững vàng sẽ giúp chúng ta chiến thắng đại dịch!
Vĩnh
Bình một kỉ niệm khó phai...
Dương Thanh Huy - Lớp YI khoá 43